Thứ bảy, 27/07/2024 - 22:04

Phát hiện thêm một loài mới tại Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng là nơi có hệ động, thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật. Trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm, loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

Ngày 27-7/2024, thông tin từ Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, một loài thằn lằn mới vừa được phát hiện tại hang Va bởi các nhà khoa học Việt Nam. Nghiên cứu vừa được công bố trên Zootaxa, một tập san khoa học quốc tế dành cho các nhà phân loại sinh vật.

Theo đó, loài thằn lằn mới có tên khoa học Cyrtodactylus hangvaensis. Loài này được gọi tên là thằn lằn ngón hang Va, do chúng được phát hiện ở hang Va. Thằn lằn ngón hang Va được các chuyên gia của Việt Nam phát hiện và mô tả trong đề tài nghiên cứu đa dạng sinh học tại Phong Nha - Kẻ Bàng, do PGS.TS Vũ Văn Liên, Phó Tổng Giám đốc bảo tàng thiên nhiên Việt Nam làm chủ nhiệm.

Thằn lằn ngón hang Va 

Được biết, nhóm nghiên cứu tình cờ phát hiện thằn lằn ngón hang Va bám trên vách đá khi màn đêm buông xuống, chúng có kích thước gần 13cm với đôi mắt to, đầu hình tam giác, màu xanh lục. Đây là loài thằn lằn ngón thứ 4 được phát hiện ở Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng là nơi có hệ động, thực vật vô cùng đa dạng và phong phú với 2.953 loài thực vật, 1.394 loài động vật. Trong đó, có 43 loài mới phát hiện cho khoa học và nhiều loài quý hiếm, loài chỉ thị cho hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.

Sinh cảnh bên ngoài hang Va

Việc phát hiện một loài thạch sùng ngón mới, Cyrtodactylus hangvaensis, trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng  không chỉ mở rộng hiểu biết của chúng ta về đa dạng sinh học trong khu vực mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn các hệ sinh thái độc đáo này.. Phát hiện này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và nghiên cứu các khu vực chưa được thăm dò kỹ lưỡng, nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

Tuệ Minh

Tin cùng chuyên mục